Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm các dịch vụ làm visa của Visa Toàn Cầu, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "Visa Toàn Cầu". (Ví dụ: dịch vụ visa hàn quốc visatoancau). Tìm kiếm ngay
1049 lượt xem

Ký Hiệu Visa Việt Nam Có Ý Nghĩa Gì?

Nếu bạn đang thắc mắc Việt Nam có bao nhiêu loại Ký hiệu visa? Ký hiệu visa Việt Nam có ý nghĩa gì? Thời gian lưu trú tối đa bao nhiêu? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc này của bản một cách chi tiết nhất.

Ký hiệu Visa Việt Nam cho Người nước ngoài vào làm việc cho doanh nghiệp

Kí hiệu visa việt nam 2

Ký hiệu Visa Việt Nam cho Người nước ngoài vào làm việc cho doanh nghiệp bao gồm:

  • ĐT: Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam.
  • DN: Cấp cho người vào làm việc với doanh nghiệp tại Việt Nam.
  • NN1: Cấp cho người là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
  • NN2: Cấp cho người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa, tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.
  • NN3: Cấp cho người vào làm việc với tổ chức phi chính phủ nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa và tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.
  • LĐ: Cấp cho người vào lao động.

Ký hiệu Visa Việt Nam cho Người nước ngoài sang Việt Nam với mục đích khác

Ký hiệu Visa Việt Nam với mục đích khác bao gồm các ký hiệu sau:

  • NG1: Visa cấp cho đoàn khách mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Chủ tịch nước; Chủ tịch Quốc hội; Thủ tướng Chính phủ.
  • NG2: Cấp cho thành viên đoàn khách mời của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Tổng Kiểm toán nhà nước; Thành viên đoàn khách mời cùng cấp của Bộ trưởng và tương đương, Bí thư tỉnh ủy; Bí thư thành ủy; Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
  • NG3: Thị thực cấp cho thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự; cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc; cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi.
  • NG4: Cấp cho người vào làm việc với cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự; cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ. Người vào thăm thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ.
  • LV1: Visa dành cho người vào làm việc với các ban, cơ quan, đơn vị trực thuộc trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chính phủ; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Kiểm toán nhà nước, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tỉnh ủy, thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
  • LV2: Quy định loại thị thực cho người vào làm việc với các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
  • DL: Quy định loại thị thực cho người vào làm việc với các tổ chức: Chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
  • DH: Cấp cho người vào Việt Nam với mục đích học tập, thực tập.
  • HN: Được xét cấp cho người có mục đích vào Việt Nam dự hội nghị, hội thảo.
  • PV1: Dành cấp cho phóng viên, báo chí thường trú tại Việt Nam.
  • PV2: Cấp cho phóng viên, báo chí vào hoạt động ngắn hạn tại Việt Nam nhân một sự kiện nào đó.
  • TT: Quy định diện visa cấp cho người nước ngoài là vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài được cấp thị thực ký hiệu LV1, LV2, ĐT, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ. Hoặc người nước ngoài là cha, mẹ, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam.
  • VR: Dùng để chỉ visa thăm thân hoặc các mục đích khác không được quy định trên.
  • SQ: Visa dành cho người nước ngoài có nhu cầu vào Việt Nam: Khảo sát thị trường, du lịch, thăm thân, chữa bệnh thuộc các trường hợp sau:
    • Người có quan hệ công tác với cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực Việt Nam ở nước ngoài và vợ, chồng, con của họ. Hoặc người có văn bản đề nghị của cơ quan có thẩm quyền Bộ Ngoại giao nước sở tại.
    • Người có công hàm bảo lãnh của cơ quan đại diện ngoại giao. Cơ quan lãnh sự các nước đặt tại nước sở tại.

Thời hạn visa Việt Nam bao lâu?

  • Kí hiệu visa Việt NamVisa ký hiệu SQ có thời hạn không quá 30 ngày.
  • Visa ký hiệu HN, DL có thời hạn không quá 03 tháng.
  • Visa ký hiệu VR có thời hạn không quá 06 tháng.
  • Visa ký hiệu NG1, NG2, NG3, NG4, LV1, LV2, DN, NN1, NN2, NN3, DH, PV1, PV2 ,TT. Thời hạn không quá 12 tháng.
  • Visa ký hiệu LĐ có thời hạn không quá 02 năm.
  • Visa ký hiệu ĐT có thời hạn không quá 05 năm.
  • Visa hết hạn, được xem xét cấp Visa mới.
  • Thời hạn Visa ngắn hơn thời hạn hộ chiếu. Hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế ít nhất 30 ngày.

Trên đây là những giải đáp về các loại Ký hiệu visa Việt Nam. Tùy từng mục đích mà du khách có thể xin các loại thị thực khác nhau. Ví dụ: Visa du lịch, visa công tác, visa làm việc, visa thăm người thân,…

Bài viết tham khảo:
Visa Việt Nam có bao nhiêu loại?

Bài viết liên quan cùng chủ đề:

        Tìm đường đi
Gọi trực tiếp
Chat trên Zalo