Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm các dịch vụ làm visa của Visa Toàn Cầu, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "Visa Toàn Cầu". (Ví dụ: dịch vụ visa hàn quốc visatoancau). Tìm kiếm ngay
456 lượt xem

Kinh Nghiệm Du Lịch Bhutan

Trong hành trình tour du lịch Bhutan từ HCM, bạn sẽ được khám phá một vùng đất được xem là “kinh đô trên mây” hay “đất nước hạnh phúc nhất thê giới” nằm ở Nam Á, giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Để có thêm kinh nghiệm du lịch Bhutan, hãy cùng Visatoancau trải nghiệm hành trình trong 10 ngày : SGN – BKK – PARO – HAA – THIMPHU – PUNAKHA – PARO – BKK – SGN.

Sài Gòn –  Bangkok – Paro

Sài Gòn -  Bangkok - Paro

Bhutan chỉ có một sân bay quốc tế là PARO (PBH) thuộc thành phố Paro, nên mọi hành trình sẽ đến và đi đều từ Paro cả.

Để đến với Bhutan, bạn sẽ phải thực hiện 2 chặng bay: SGN – BKK, BKK – PBH. Giữa đường ghé Kolkata (Ấn Độ) rồi sau đó mới bay tiếp đến PBH (Paro). Chuyến bay sớm nhất từ BKK – PBH là 6h30 sáng hàng ngày nên mình đã bay đến BKK lúc tối hôm trước, qua đêm tại sân bay và sáng sớm ra check-in luôn là vừa. Và chặng bay từ BKK qua Paro sẽ mất khoảng gần 5 tiếng.

Các bạn nên ngồi ở cửa số phía bên trái của máy bay để khi gần đến Paro vào một ngày đẹp trời, bạn có thể được chiêm ngưỡng dãy núi Himalaya đẹp mê ly (theo nhiều người nói lại vậy, chớ hôm mình đi thì mây mù mịt méo thấy gì T.T) và tận hưởng cảm giác khi máy bay chuẩn bị hạ cánh với những cú lượn sát rạt quanh các bờ núi rồi rớt bụp bụp…hạ cánh an toàn…phew! Ah, nói chút, sân bay Paro là một trong những sân bay nguy hiểm nhất thế giới và chỉ có 8 đội bay có thể hạ + cất cánh xuống đây thôi.

Mình xuống sân bay khá trễ so với dự định vì có lỗi kỹ thuật ảnh hưởng an toàn bay nên delay gần 6 tiếng ở BKK. Banh mẹ nó ngày đầu tiên. Cơ mà, khi hạ cánh xuống Paro, những cảnh tượng xung quanh đẹp và trong trẻo hết sức nên…cảm thấy hạnh phúc vl ra.

Đến bây giờ mình vẫn thích Paro nhất trong các nơi mình đã đến ở Bhutan. Bởi sự bình yên, chậm rãi với khung cảnh đẹp tuyệt vời. Ví dụ như là:

Ở đây, chó mèo ăn rồi ngủ suốt. Cứ như việc của nó là ngủ ih. Đang lon ton giữa đường, thích thì lăn đùng ra nằm lăn qua lăn lại chơi, kệ xe cộ. iu chớt được luôn.

Rồi cả việc Sáng thức dậy ở Bhutan cũng là một điều tuyệt vời. Bởi Bhutan nằm bên triền núi Himalaya và có khí hậu rất đa dạng. Buổi sáng sớm thường có sương đọng lại trên những cánh hoa tươi đang hé nụ (ah, trong hình là giọt mưa, hí hí, nói sương cho nó nên thơ tí thôi.

Hay như cả việc hít một hơi thật sâu để tận hưởng không khí trong lành ở mảnh đất mà 70% diện tích được phủ bằng cây xanh.

Sau đó, bắt đầu di chuyển đến chân núi, chọn cho mình một cây gậy leo núi và bắt đầu hành trình khám phá Tu viện Tiger’s Nest – một nơi phải đến khi ghé Bhutan.

Tu viện này toạ lạc trên một vách núi đá grannit với độ cao hơn 3.000m so với mực nước biển, ẩn hiện giữa những tầng mây và nhìn xuống thung lung Paro. Với vị trí biệt lập như vậy, bạn chỉ có thể đến đó bằng con đường leo núi từ thung lũng rừng thông để lên tới Tu viện. Chiều dài của cung đường khoảng 4-5 km. Và bạn mất khoảng hai tiếng để leo lên đến Tu viện Tiger’s Nest.

Trên dọc đường đi, bạn sẽ có thể gặp các nhà sư đi ban phát thức ăn, nước uống và nước thánh cho những vị khách để tiếp thêm sức lực giúp bạn có thể chinh phục được đoạn đường đến ngôi đền linh thiêng phía trước.

Giữa đường, có một quán Cafeteria với món trà sữa ngon và thơm một cách xuất sắc. Chắc chắn chỗ này có món trà sữa ngon nhất Bhutan mà mình đã kinh qua ở nhiều nơi khác nhau. Ngồi ở đây ngắm Tu viện ở ngay…vách núi trước mắt, nhâm nhi tách trà sữa, gặm miếng bánh quy…ngon, dzui dzui.

Ngoài ra, còn có rất nhiều dây cờ phướn màu sắc sặc sỡ, in những lời kinh cầu nguyện, những câu thần chú được giăng khắp đường đi cho đến tận Tu viện. Những lời cầu nguyện cho sự bình an, hạnh phúc, may mắn…

Càng bước, Tu viện Tiger’s Nest dần xuất hiện trước mắt trong làn mây mờ ảo nhưng không kém phần đẹp mắt và hung vĩ. Để lên tới Tu viện bạn còn phải bước khoảng 500 bậc thang nữa.

Tu viện này gồm có 4 đền chính, 8 hang động bao quanh và một số nhà ở của người dân. Bạn có thể đi theo bảng chỉ dẫn để ghé thăm từng gian đền với đèn dầu, các câu Kinh, cũng như các hang động. Những nơi này được kết nối với nhau bằng các bậc thang đá và một số cây cầu gỗ ọp ẹp. Mỗi ngôi đền đều có ban công hướng nhìn ra thung lung Paro xinh đẹp phía dưới. Tu viện này từng là nơi ẩn dật của nhiều nhà sư.

Nơi này còn có những thứ khác để bạn chiêm ngưỡng đó là những bức tranh vẽ, những bức tranh Thangka được treo xung quanh tường của các ngôi điện, những bức bích hoạ trên các vách động, vách núi miêu tả chân dung ngài Liên Hoa Sinh, các vị Phật, Bồ Tát, những vị thần trong Phật giáo và trong văn hoá dân gian Bhutan.

Một số lưu ý khi vào thăm Tu viện Tiger’s Nest: bạn phải mặc quần dài và áo dài tay, không được mang bất cứ vật dụng hay thiết bị gì khác (máy ảnh, điện thoại,…) và phải bỏ giày dép ở ngoài khi vào các ngôi điện.

Ngôi đền thiêng Kyichu Lhakhang

Đây là một trong những ngôi đền có tuổi đời lâu nhất tại Bhutan do vị vua Tây Tạng Songtsen Gampo (Tùng Tán Cương Bố) xây dựng vào hồi thế kỷ thứ 7 và là 1 trong số 108 ngôi đền ông đã xây.

Ở đây có 2 cây cam nổi tiếng bởi sự kỳ lạ của nó. Ở vùng cao so với mực nước biển như Bhutan mà lại có thể trồng được cây cam. Đã thế, lại cho trái quanh năm suốt tháng. Mình nghe kể rằng, cây cam này do một vị phật sống thời ấy trồng.

Thung lũng Paro từ sườn núi

Trở về từ Tu viện Tiger’s Nest, chạy xe thẳng hướng ra Paro Dzong, bạn sẽ gặp ngay một cảnh tuyệt đẹp của thành phố Paro ngay ở trên cao.

Từ đây, bạn có thể thấy được những đường bay lượn quanh các sườn núi của chiếc Airbus trước khi hạ cánh xuống sân bay nằm trong Top các sân bay nguy hiểm nhất Thế giới.

Hay như cảnh yen bình của Paro bên cạnh dòng song Paachuu ấy.

Rinpung Dzong

Chỉ bước them vài bước chân nữa, bạn sẽ đến với Rinpung Dzong – hay còn biết đến là Paro Dzong – một trong những Dzong lớn nhất Paro.

Dzong là kiểu kiến trúc pháo đài tu viện đặc thù của những quốc gia ở khu vực dãy núi Himalaya, tiêu biểu nhất là ở Bhutan. Dzong thường có hình dáng rất hoành tráng, đồ sộ, tường tháp bao quanh một khoản sân rộng để tổ chức các lễ hội Phật giáo hang năm. Dzong được sử dụng để làm cung điện của Vua, đồng thời cũng là thủ phủ hành chính và tâm điểm của các hoạt động tôn giáo. Nơi đây, hàng trăm tu sĩ từ độ tuổi lên 3 đến 70-80 tuổi nghiêm trang tu luyện.

Các tu sĩ nơi này cực kỳ dễ thương và than thiện. Bạn chỉ cần hỏi “Tớ chụp hình bạn nhé” là họ sẽ rất vui vẻ để nhận lời và chịu khó “làm dáng” để bạn chụp nữa cơ. Và, đặc biệt, họ có thể giao tiếp bằng tiếng Anh rẩt tốt dù chỉ mới khoảng 5 tuổi thôi. Như những cậu bé, cô bé này nè.

Đi xa hơn một xíu nữa, phía dưới Dzong là một cây cầu có mái che bằng gỗ truyền thống được gọi là Nyanmai Zam bắt ngang sông Paro Chuu.

Đây là cây cầu được xây dựng lại sau khi bị cuốn trôi trong một trận lụt năm 1969.

Mạo hiểm với cây cầu sắt

Đi xa xa thành phố một xíu, hướng về Thimpu – thủ đô của Bhutan. Chỉ khoảng 30 phút xe nữa là bạn thấy phía bên trái có một ngôi đền nằm giữa ngọn núi, tên là Tachogang Lhakhang. Để qua được đến đây, bạn sẽ phải đi qua một cây cầu bằng mắt xích to đùng bắt ngang qua dòng sông Pachhu. Và đây mới là điều thú vị và trở thành một trong những điểm phải đến khi đến Bhutan.

Được gia cố bằng những sợi xích to, đan lại với nhau bằng lớp lưới B40 chắc chắn nên bạn cứ yên tâm mà đi qua.

Nhưng nó không dễ đến thế, bởi ngay dưới chân bạn là một con song đang chảy khá xiết. Nhiêu đó thôi cũng đủ làm bao nhiêu phải hú tim và phải bấu víu bạn đi cùng để đi qua cây cầu sắt này.

Cây cầu này là một trong số 108 cây cầu được ngài Thangtong Gyalpo, một hành giả vĩ đại đã xây dựng trên khắp Tây Tạng và Bhutan…từ hồi thế kỷ 14.

Paro – Haa

paro-haa

Mình bắt đầu nếm “mùi vị” của việc nằm bên hông dãy núi Himalaya bằng việc di chuyển từ Paro qua Haa thông qua đèo Chele La. Đoạn đường chỉ khoảng 90km nhưng thời gian đi hơn 2 tiếng… vòng vèo, những góc cua khuỷ tay lien tiếp nhau. Bạn nào mà đi xe ko được thì chắc chắn “đứt bóng” đoạn này, sẽ liên tục gặp “chị huệ”…

Giới thiệu Haa

Haa là một thị trấn nhỏ, có độ cao khoảng 2.000 so với mực nước biển, giáp ranh Tây Tạng (Trung Quốc) và Ấn Độ, nên ở vùng này có rất nhiều camp Quân đội của Ấn Độ và Bhutan. Theo ngôn ngữ nông dân, Ấn Độ như là mẹ của Bhutan vậy đó, đường xá ở Bhutan là do Ấn Độ làm, đồ ăn thức uống cũng đa số nhập từ Ấn Độ, bạn có muốn tài trợ gì cho Bhutan, cũng phải xin phép Ấn Độ… nhờ vậy mà Bhutan không bị Trung Quốc ăn hiếp và không cần phải bắt tay cho lĩnh vực nào với Trung Quốc. Việc Bhutan cần làm là, bán rẻ điện và thực phẩm cho Ấn Độ thôi. Còn lại, Ấn lo.

Con đường từ Paro đi Haa

Ngày mình rời Paro thì mưa, không to lắm nhưng đủ gây khó cho bác tài xế khi hạn chế tầm nhìn ở những đoạn đường cong bo quanh núi. Hết nghiêng mình qua bên trái rồi lại nghiêng mình qua bên phải. Đèo có khác =))

Ấy thế mà. Trên những sườn núi ấy lại có những trái dâu tây dại nhỏ xíu mọc sát rạt dưới đất lại trông iu méo chịu được…nên đành đưa tay xuống, nhẹ nhàng…bứt, chụp cái hình rồi cho dzô miệng ăn ngon lành. Loại dâu này mọc đầy ở đây  Để ý tí là thấy.

Và cứ thế khoảng hơn 1 tiếng 30 phút thì mình cũng đã…lên đỉnh. Tèn tennnn…

Lúc này xe dừng lại ở đỉnh đèo Chele la, nơi có độ cao khoảng 3.988m và sẽ rất tuyệt nếu trời không mưa. Nơi này mà ngắm dãy Himalaya cũng bá cháy lắm nè. Bỏ qua chuyện đó thì… ở trên đỉnh đèo có chú bán món cháo nóng cay cay, thơm thơm mùi phô mai, ngọt ngọt với vị thịt bằm ngon tuyệt cú mèo… Chỉ 30Nu/ly, khoảng 10k VND ^^

Có ngọn đồi với rất nhiều là cờ cao tồng ngồng đặng để tưởng nhớ người đã mất và mong họ thanh thản, cũng như những lá cờ phướn cầu may mắn, cầu sức khoẻ nữa. Nhiều màu sắc giữa màn mưa mây mù như này thì thật là đã mắt.

Sau đoạn này thì chủ yếu là đổ dốc xuống thôi nên nhanh hơn. Chỉ khoảng 45 phút sau đó là Haa bắt đầu hiện hình…

Cảm xúc đầu tiên là…yên bình vl! Những ngôi nhà với mái tôn xanh là camp quân đội của Ấn Độ và Bhutan ih.

Vì Haa ngay sát với Trung Quốc nên Haa đóng cửa cho du khách lâu nay và mới mở cửa cho du lịch trong khoảng 2 năm gần đây, nên không có nhiều sự lựa chọn về chỗ ở cho du khách khi đến với Haa. Chỗ mình ở là trên một ngọn đồi, xung quanh đó có nhiều cái đẹp…

Như là con đường lên chỗ mình ở này, đường dốc lên cong cong, xa xa là đám mây. Cứ như là đường lên tiên cảnh.

Hay như là cảnh đồng lúa mì này

Và đến cả hàng rào kẽm gai như này cũng thấy mê nữa

Đặc sản khu này là…phân bò phân ngựa. Đi lớ ngớ ko nhìn là đạp sh*t như chơi.

Ở Haa, người dân sống chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi, thời tiết lại khắc nghiệt, nên những người ở xa xa thị trấn thường làm những Farm House – nơi động vật ở tầng trệt, người ở tầng 1-2, tầng 3 dùng để phơi khô lúa, lương thực,… và tầng này thường có nhiều khoảng trống để khi gió có lớn cũng ko làm lật mái được.

Lễ hội mùa hè ở Haa

Mình đến Haa chủ yếu vì lễ hội mùa hè này. Vì nghe nói lễ hội ở Bhutan vui muốn xỉu nên…đua đòi đi thử coi sao. Lễ hội mùa hè ở Haa là nơi trình diễn văn hoá sống truyền thống, những món đặc sản của Haa và những màn trình diễn tín ngưỡng khác.

Dọc đường vào khu lễ hội, mình bắt gặp những căn nhà đẹp với những rổ rau, thùng khoai organic to oành ngay trước…

Gặp những người dân dễ thương. Chỉ cần nói “cho cháu chụp cái hình” là họ bỏ điếu thuốc ra và ngồi tạo dáng chụp vầy nè.

Rồi khi vào tới khu có lễ hội thì thấy…hờ, nó cũng nhỏ chứ không to. Mà đúng rồi, lễ hội này đâu phải là lễ hội lớn ở Bhutan đâu mà đòi.

Có những túp lều bán những món ăn đặc sản của vùng Haa…

Khu đất trống lớn, có sân khấu nhỏ nhỏ cho các màn biểu diễn truyền thống nơi này. Dòm cảnh người dân từ già đến trẻ đều ra tụ lại và nói chuyện rôm rả trông yêu gì đâu.

Lượn lờ tí ở lễ hội cho biết với người ta, rồi mình lại đi lang thang ra thị trấn Haa.

và bị yêu luôn cái cầu thang này chớ. Ếh, sao mình dễ iu vậy chời T.T

Uống rượu – đi bar ở Haa

Tối ở Haa buồn bỏ mẹ.

Cũng may là có anh Sonam – hướng dẫn viên của đoàn khác – dẫn đoàn anh ấy đi chơi đêm nên mình cũng…xin đi theo. Và…quào! Amazing luôn!

Món đầu tiên. Whisky. Một thứ uống nổi tiếng ở Bhutan. Loại mình uống là K5.

Ở cái xứ này lạnh mà, nên họ có thể uống rượu bất cứ lúc nào. Sáng bảnh mắt ra, uống hớp chào bình minh. Trưa trưa tí, làm một tí chào ánh nắng, chiều xuống thì chào hoàng hôn, tối về thì đón trăng… kiểu là đủ lý do để uống. Nhưng, các bác tài xế tuyệt đối không uống…dù chỉ một giọt trong suốt hành trình, kể cả tối về nghỉ ngơi cả rồi. Nể cái ý thức thật luôn!

Uống chán chê rồi, rủ nhau đi bar. Má, mới nghe thì mình tròn mắt nhìn luôn. Ở cái xứ đất Phật như này, ở cái vùng xa xôi hẻo lánh như này mà có Bar ư @[email protected] và đây là trải nghiệm vui nhất ở Haa.

Bar ở đây lạ vl. Có một sân khấu, background vẫn có hình Phật, ánh đèn nhiều sắc xoay xoay. Có những cô gái Haa lên hát – như kiểu karaoke, hay lên nhảy popping dưới nền nhạc Hàn quốc đồ. Phía dưới là các dãy ghế cho các bạn trẻ ngồi uống beer, uống nước và coi họ biểu diễn.

Đến Haa, hãy đến bar để có trải nghiệm đặc biệt này nha ^^!

Tạm biệt Haa, mai mình di chuyển qua THIMPHU – Thủ đô mới của Bhutan.

Haa-Thimphu

Haa-Thimphu

Hôm nay mình di chuyển về thủ đô Thimphu. Mình vốn méo có thích Thủ đô bởi chắc chắn ở đó sẽ đông đúc hơn bình thường, ồn ào hơn, chật chội hơn…so với những thành phố, thị trấn mình đi qua. Như là mình chẳng thích Tokyo bằng Kyoto, Manila với Cebu,… kiểu vậy.

Sau năm 1955, Bhutan di chuyển Thủ đô từ Punakha về Thimphu vì Thimphu gần với sân bay hơn, thời tiết dễ chịu hơn so với Punakha. Sư sãi và Hoàng gia rất thích điều này. Vì ngày xưa, mỗi khi hè về là họ lại di chuyển ra Thimphu để trốn cái nắng khắc nghiệt ở Punakha.

Từ Haa về Thimphu mất khoảng 3 tiếng đường vòng vèo. Cứ yên tâm đi, di chuyển từ thành/thị này qua thành/thị khác thì cứ chuẩn bị tinh thần, bịch nilon cần thiết để gặp “chị huệ” nhé. Vòng vèo lắm ih.

Đường xá ở Thimphu khá chật chội, cỡ 2 xe chạy song song là hết pà nó được, mà lại còn dốc lên dốc xuống tùm lum nữa chứ. Chạy ko quen là banh lồng.

Ở Bhutan người ta ít đi xe máy lắm vì thời tiết ngoài trời thường rất lạnh và đôi khi còn có tuyết, nên đi xe máy sẽ không an toàn. Lâu lâu gặp chiếc xe máy cũng thấy dzui dzui – lúc đó giả bộ nhớ Việt Nam một chút. :”)

Thimphu có lẽ là thủ đô duy nhất trên thế giới không sử dụng đèn giao thông. Tại đây, các phương tiện tham gia giao thông vẫn được điều khiển bởi cảnh sát đứng trong những bục trang trí sặc sỡ.

Các cửa hàng cứ san sát nhau. Mà cái bảng nhỏ xíu xíu. Ko thấy có đèn led, LCD hay billboard gì cả.

Chán ngán những con đường trong Thủ đô Thimphu rồi. Chiếc xe lăn bánh chở lên núi để…dòm Thimphu từ trên cao, để ngắm cung điện Hoàng Gia, ngắm nơi Vua ở.

Chỗ này cócái ghế gỗ xinh xinh gì đâu áh :v Quỡn quỡn, rủ gái Bhutan lên đây tâm tình cũng được ha.

Tượng Phật Dordenma

Cùng con đường ấy, chạy lên tí nữa là đến với tượng Phật Dordenma được làm bằng chất liệu đồng, gương mặt của Phật được phủ vàng, và là một trong những bức tượng Phật cao nhất thế giới với chiều cao khoảng 51 mét. Trong lòng tượng gồm 125.000 tượng Phật nhỏ và một thiền đường.

Con Takin 

Quay lại các con đường chật chội ấy để tiến đến khu bảo tồn Takin, là động vật quốc gia của Bhutan, với nửa dê nửa bò được tìm thấy trên dãy Himalaya và đang được bảo tồn trước nguy cơ tiệt chủng.

Lang thang trong đây lại gặp cô dê cụ đang đi cà rỡn mà ko e dè mình lun chứ. Cho cô lên sóng luôn cho máu :3

Đấy, Thimphu chỉ có thế với mình. Trời cũng gần tối, và mình bắt đầu di chuyển về Punakha, nghỉ đêm tại đỉnh đèo Dochula đặng sáng sớm dậy ngắm bình minh và dãy Himalaya.

Thimphu – Punakha

Thimphu - Punakha

Sáng thức dậy ở một resort trên đỉnh đèo Dochula, nơi có tầm nhìn về phía dãy Himalaya đẹp nhất Bhutan, với những đỉnh núi phủ đầy tuyết. Nhất là những lúc mặt trời mọc…nó như này nè.

Đoạn này, theo đúng tâm lý thì nó phải quào, ồ, à, mắt tròn ghê gớm lắm. Cơ mà…sáng của mình thì nó dòm như này nè:

Cách resort chỉ khoảng 5 phút xe là một khu tưởng niệm tên là Druk Wangyal với 108 “ụ”. Đây là nơi để tưởng niệm và vinh danh những người lính Bhutan đã hy sinh trong cuộc chiến chống lại quân nổi dậy từ Ấn Độ hồi tháng 12 năm 2003.

Chỗ này có mấy cái cây thông cao thẳng đứng với các tán lá đẹp, thêm tí mù sương nữa…ảo dịu để diễn sâu lắm nah.

Ở Dochula mình chỉ lượn tí thế thôi. Giờ lại thẳng hướng đến Punakha.

Punakha từng là thủ đô của Bhutan cho đến năm 1955. Nơi này mùa hè thời tiết khắc nghiệt lắm nên sư sãi và Hoàng Gia thường di chuyển đến Thimphu để tránh nóng. Và sau đó, chuyển Thủ Đô về Thimphu luôn đoạn này mình kể ở trên rồi, mà lỡ gõ rồi nên để vậy luôn :”)

Đường đến Punakha thật là kinh khủng khiếp. Kinh khủng nhất trong số các đoạn đường mình đã đi qua ở Bhutan. Ở những nơi khác, đường chỉ vòng vèo thôi, còn ở đoạn này…lại còn thêm cả đường bùn lầy trơn trượt nữa T.T

Có những đoạn mà xe phải chạy sát bờ vực luôn vì đường đã nhỏ lại còn lắm xe tải, xe khách này nọ. Ngồi đầu xe mà ớn thí mụ nội. Nhỡ mà nó trượt bánh một phát thì…ai ngồi viết mấy cái blog này nhờ :3 Ko dám nghĩ thêm.

Sau khoảng gần 2 tiếng, thì bóng dáng của Punakha bắt đầu hiện ra với những dãy ruộng bậc thang, những căn nhà dưới thung lũng, nhưng ngọn cờ phướn trên các ngọn đồi.

Đến hôm nay mới thấy được trời xanh, mây trắng và nắng vàng như thế.

Nhắc đến Punakha, người ta thường nghĩ ngay đến Punakha Dzong. Và đây cũng là điểm đến đầu tiên ở Punakha của mình.

Punakha Dzong là dzong bự thứ hai và già thứ nhì Bhutan. Dzong bự nhất Bhutan là Trongsa Dzong ở Trongsa và Dzong già nhất Bhutan là Simtokha Dzong ở Thimphu.

Punakha Dzong có một vị trí đắc địa khi là nơi hợp lưu của 2 dòng sông đực (Pho Chuu) và dòng sông cái (Mo Chuu). Thượng nguồn của dòng Mo Chuu là ở ngọn đồi phía bắc của Lighsi và Laya ở Bhutan và Tây Tạn. Còn dòng song Pho Chuu được tạo thành bởi các sông băng ở khu vực Lunana thuộc thung lung Punakha. Sauk hi hợp lưu, dòng song chính được gọi là Puna Tsang Chuu.

Để vào được dzong, bạn sẽ đi ngang qua cây cầu Bazam này. Cầu này được xây dựng lại vào năm 2008 sau khi cây cầu cũ dựng hồi thế kỷ 17 bị cuốn trôi trong trận lũ năm 1958.

Các cầu thang gỗ dẫn vào được thiết kế dạng dốc để có thể kéo lên trong một số trường hợp có biến.

Mình không thích Punakha Dzong lắm vì đã yêu Paro Dzong rồi :”) nên cũng chẳng có gì để nói về nó và cũng ít hình. Thì cũng toàn là những bức tường trắng, những dãy nhà gỗ nhiều trạm trổ đẹp mắt với cả màu sắc.

Ở gần Dzong này có cái cây cầu sắt đẹp lắm mà mình chưa kịp ghé tới để “sống ảo”, mấy bạn có đến thì nhớ ghé nha.

Sau khi rời Punakha dzong, mình còn ghé một ngôi đền trên một ngọn đồi giữa thung lũng Punakha. Đền này được đồn là đến để cầu con cho các cặp đôi, vợ chồng.

nên ở đầu đường vào, có rất nhiều nhà bán các linga gỗ, và nhiều bức tường được vẽ linga.

Hết rồi.Có gì muốn kể nữa mình lại kể nha.

Cảm ơn bạn theo dõi bài viết

        Tìm đường đi
Gọi trực tiếp
Chat trên Zalo