Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm các dịch vụ làm visa của Visa Toàn Cầu, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "Visa Toàn Cầu". (Ví dụ: dịch vụ visa hàn quốc visatoancau). Tìm kiếm ngay
198 lượt xem

Làm Lý Lịch Tư Pháp Số 2 Ở Nước Ngoài Như Thế Nào?

Xin cấp lý lịch tư pháp số 2 là nhu cầu hợp pháp của mọi công dân khi đang ở nước ngoài. Tuy nhiên thời gian chờ kéo dài có thể khiến kế hoạch công việc của người xin cấp bị thay đổi. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách làm lý lịch tư pháp số 2 ở nước ngoài chi tiết nhất nhé!

Lý lịch tư pháp số 2 ở nước ngoài là gì?

Cơ quan lãnh sự cấp thị thực nhập cư, nhập cảnh và trường đại học, một số các nhà tuyển dụng lao động ở nước ngoài muốn đảm bảo rằng bạn không gặp bất kỳ vấn đề nào với pháp luật cho tới thời điểm hiện tại.

Lý lịch tư pháp số 2 gồm các nội dung chính:

  • Thông tin người xin cấp phiếu: Họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, địa chỉ cư trú, số chứng minh thư hoặc hộ chiếu, họ tên bố, mẹ, vợ/chồng nếu có.
  • Tình trạng án tích (vi phạm pháp luật đã bị Tòa kết án thành bản án): Nếu không có được ghi là “Không có án tích”. Nếu có án tích thì thông tin về toàn bộ các bản án sẽ được ghi theo trình tự thời gian về án tích đã được xóa và chưa được xóa.
  • Thông tin về có bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, quản lý doanh nghiệp, thành lập công ty, quản lý hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác bị Tòa Án tuyên bố phá sản.

Hồ sơ làm lý lịch tư pháp số 2 ở nước ngoài

Lý lịch tư pháp số 2

Theo điều 45 của Luật lý lịch tư pháp số 28/2009/QH12, thủ tục bao gồm các giấy tờ sau:

  • Bản sao hoặc ảnh chụp mặt Hộ chiếu. Phải chứa đủ thông tin người xin cấp hoặc CMND hoặc CCCD chụp hai mặt.
  • Bản chụp (sao) sổ hộ khẩu ở Việt Nam. Hoặc giấy chứng nhận thường trú, tạm trú của người xin cấp.
  • Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2.

Làm thế nào để nộp hồ sơ làm lý lịch tư pháp số 2

Bạn có thể nộp hồ sơ lý lịch tư pháp số 2 ở nước ngoài bằng các cách sau:

  • Người xin cấp phiếu có thể nhờ người thân từ phía Việt Nam làm thủ tục xin cấp. Tuy nhiên cần làm giấy Ủy quyền xin cấp lý lịch tư pháp. Nếu nhờ cha, mẹ, vợ, chồng, con xin hộ thì không cần làm giấy ủy quyền.
  • Ủy quyền cho người khác nộp thay. Cần làm giấy ủy quyền và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ trên.
  • Nộp online, qua dịch vụ chuyển phát của bưu điện, đăng ký tại đây. Cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết như trên để tải lên trang web trực tuyến. Tờ khai phải in ra, ký và gộp cùng giấy tờ để nhân viên bưu điện tới nhận.
  • Sử dụng đơn vị cung cấp dịch vụ cho người nước ngoài.

Nơi nộp hồ sơ làm lý lịch tư pháp số 2

  • Trường hợp công dân Việt Nam ở trong nước, ở nước ngoài thì nộp tại Sở Tư Pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh. Bạn cũng có thể đến Trung Tâm Lý Lịch Tư Pháp Quốc Gia địa chỉ Bộ Tư Pháp.
  • Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam có thể nộp tại Sở Tư Pháp nơi cư trú và Trung Tâm Lý lịch tư pháp quốc gia.

Chú ý: Các trường hợp đã rời Việt Nam thì nên nộp tại Trung Tâm Lý Lịch Tư Pháp Quốc Gia.

Thời gian chờ cấp lý lịch tư pháp số 2 ở nước ngoài

  • Quy định thời gian chờ lấy kết quả từ thời điểm nộp hồ sơ là từ 10 – 15 ngày trở lên.
  • Có thể lớn hơn 15 ngày do các nguyên nhân như:
    • Biện pháp thực hiện để phòng chống dịch lây lan của chính phủ.
    • Lượng hồ sơ xin cấp nhiều trong cùng thời điểm.

Tra cứu thông tin cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2

  • Khi thực hiện làm tờ khai, bạn nên lưu lại mã số hồ sơ để thực hiện tra cứu thông tin hồ sơ.
  • Tra cứu kết quả cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2 tại đây. Chọn chức năng Tra cứu, nhập mã số hồ sơ để xem thông tin.

Bài viết tham khảo:

Hướng dẫn làm Lý lịch tư pháp số 2

Bài viết liên quan cùng chủ đề: