Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm các dịch vụ làm visa của Visa Toàn Cầu, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "Visa Toàn Cầu". (Ví dụ: dịch vụ visa hàn quốc visatoancau). Tìm kiếm ngay
608 lượt xem

Thư Mời Xin Visa Vào Việt Nam Cho Người Nước Ngoài

Hiện nay, việc hợp tác, trao đổi nguồn nhân lực chất lượng cao từ các quốc gia khác về Việt Nam làm việc, học tập đang ngày càng phổ biến. Nếu bạn là chủ doanh nghiệp và đang có ý định mời nhân sự, lao động nước ngoài về Việt Nam thì điều đầu tiên bạn cần là viết thư mời xin visa vào Việt Nam cho những nhân sự đó. Vậy thư mời xin visa Việt Nam là gì? Thông tin có trong thư mời này gồm những gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể hơn trong bài viết dưới đây nhé!

Thư mời xin visa vào Việt Nam làm việc cho người nước ngoài là gì?

Mẫu thư mời người nước ngoài vào Việt Nam là mẫu NA2 được cơ quan thẩm quyền quy định và thống nhất sử dụng. Theo quy định của Cục quản lý xuất nhập cảnh thì mọi tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam đều có quyền mời/ bảo lãnh người nước ngoài đến Việt Nam với mục đích như đầu tư, lao động, thương mại, thăm thân,…

mẫu NA2

Khi nào cần sử dụng thư mời xin visa vào Việt Nam

Người nước ngoài đi Việt Nam với những mục đích dưới đây cần phải có người mời/ bảo lãnh nhập cảnh vào Việt Nam:

  • Công tác, tìm hiểu thị trường.
  • Đầu tư, làm việc, học tập; tập sự.
  • Thăm thân, lao động, thương mại.

Tổ chức, doanh nghiệp bảo lãnh cần cung cấp thư mời xin visa vào Việt Nam làm việc để bảo lãnh cho người nước ngoài vào Việt Nam hợp pháp. Tuy nhiên, để mời người nước ngoài đến Việt Nam thì cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp tại Việt Nam cần xin chấp thuận nhập cảnh cho người ngoại quốc tại Cục quản lý xuất nhập cảnh trước khi người nước ngoài vào Việt Nam.

Hướng dẫn quy trình làm thủ tục mời, bảo lãnh người nước ngoài sang Việt Nam

Viết thư mời xin visa vào việt nam

Bước 1: Nộp hồ sơ xin công văn Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố

  • Hồ sơ chính:
      • Bản scan Giấy phép lao động + Thẻ tạm trú (đối với tường hợp đã có Giấy phép lao động).
      • Bằng đại học + Xác nhận kinh nghiệm (bản hợp pháp hóa lãnh sự gốc) (đối với trường hợp chưa có GPLĐ).
      • Đối với dạng đầu tư/ thành viên góp vốn/đại diện pháp luật công ty không cần 2 hồ sơ nêu trên.
  • Bản scan hộ chiếu của người nước ngoài.
  • Đơn xin nhập cảnh theo mẫu quy định.
  • Giấy giới thiệu của công ty.
  • Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp bảo lãnh.

Lưu ý: Thời gian xin công văn ủy ban dự kiến 5 – 6 tuần.

Bước 2: Nộp hồ sơ xin công văn tại cục quản lý xuất nhập cảnh

1.Chuẩn bị hồ sơ 

  • Bản scan hộ chiếu của người nước ngoài.
  • Đơn xin công văn nhập cảnh Việt Nam theo mẫu NA2.
  • Giấy giới thiệu con dấu và chữ ký của doanh nghiệp bảo lãnh theo mẫu NA16.
  • Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp bảo lãnh.
  • Photo kết quả công văn ủy ban nhân dân thành phố.

Người bảo lãnh (đại diện doanh nghiệp, tổ chức, công ty..) điền thông tin vào tờ khai thư mời nhập cảnh. Đồng thời, chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trên để có thể xin công văn chấp thuận nhập cảnh cho người nước ngoài.

2.Nộp hồ sơ, nhận giấy hẹn

Doanh nghiệp, tổ chức mời/ bảo lãnh mang toàn bộ hồ sơ đã chuẩn bị nộp tại Cục quản lý xuất nhập cảnh ở đúng khu vực đang hoạt động. Cụ thể:

  • Miền Bắc: Nộp hồ sơ tại Cục quản lý xuất nhập cảnh tại Hà Nội.
  • Miền Trung: Tại Cục quản lý xuất nhập cảnh tại Đà Nẵng.
  • Miền Nam: Nộp tại Cục quản lý xuất nhập cảnh TP. Hồ Chí Minh.

Lưu ý: Nếu là nhân viên đi nộp hộ hồ sơ, bạn phải mang theo giấy giới thiệu của doanh nghiệp và chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước công dân.

3.Nhận kết quả công văn nhập cảnh

Trong khoảng 5 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ và đầy đủ, Cục quản lý xuất nhập cảnh sẽ trả kết quả cho doanh nghiệp mời/ bảo lãnh. Trong thư mời nhập cảnh được cấp, Cục quản lý xuất nhập cảnh sẽ ghi rõ thời gian nhập cảnh và nơi nhận visa của người nước ngoài.

 

Bài viết tham khảo:

Mời chuyên gia nước ngoài sang Việt Nam làm việc

Bài viết liên quan cùng chủ đề:

        Tìm đường đi
Gọi trực tiếp
Chat trên Zalo